Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Tân Tây Du Ký "phá bĩnh" sự "đoàn kết" của khán giả Trung Quốc


Những người đã đồng lòng nhất trí "dìm hàng" Tân Hoàn Châu Cách Cách.

Tân Tây Du Ký là một trong những bản remake Tứ đại danh tác "công phá" màn ảnh nhỏ Trung Quốc hè 2011. Lên sóng vào ngày 28/7 trên kênh TVS4, bộ phim tiếp nối Tân Hoàn Châu Cách Cách trở thành tâm điểm trên các mặt báo. Tác phẩm này cũng là nguyên nhân gây nên sự "chia rẽ" sâu sắc trong cộng đồng khán giả truyền hình Đại lục khi người khen cũng nhiều mà kẻ chê cũng lắm.

Tân Tây Du Ký đã chính thức lên sóng vào tối 28/7
Trước ngày lên sóng, Tân Tây Du Ký cũng phải hứng chịu không biết bao nhiêu lời chê bai, thậm chí là bình phẩm khiếm nhã từ phía dư luận. Những lời nhận xét thiếu thiện chí này đã tác động không nhỏ tới các thành viên đoàn làm phim, đặc biệt là người thủ vai Tôn Ngộ Không - nam diễn viên Ngô Việt. Thậm chí anh còn không "dám" xem tập Tân Tây Du Ký đầu tiên phát sóng trên truyền hình và đành ra rạp chiếu phim để giải tỏa bớt áp lực.







Tân Tây Du Ký được 40% "phiếu thuận" và 31,7% "phiếu chống"

Tuy nhiên, trái ngược với "người cùng khổ" Tân Hoàn Châu Cách CáchTân Tây Du Ký lại nhận được sự yêu mến từ khá nhiều khán giả. Nếu như tỉ lệ ủng hộ Tân Hoàn Châu Cách Cáchbị coi là "thảm họa" - 4%, thì con số này của Tân Tây Du Ký lại "khá khẩm" hơn nhiều. Trong cuộc thăm dò dư luận sau 2 buổi chiếu đầu tiên, khán giả đã chia thành 2 phe yêu - ghét rõ rệt. Số người chấm cho Tân Tây Du Ký 10 điểm tròn trĩnh đạt 40% - con số cực kỳ khả quan. Tuy nhiên cũng có tới 31,7% khán giả thẳng tay "phết" cho bom tấn này 1 điểm.

Kỹ xảo cực đỉnh trong Tân Tây Du Ký

Nhiều khán giả tỏ ra đặc biệt hài lòng với bản dựng mới này. Họ cho biết, những hiệu ứng kỹ xảo trong phim được thể hiện khá "nuột". Cảnh Tôn Ngộ Không "làm loạn" tại Địa ngục hay bối cảnh Đông Hải Long Cung khiến khán giả phải choáng ngợp vì quá hoành tráng và sống động như thật. Nhiều người sau khi xem 2 tập đầu phim đã phải thốt lên: "Quả không hổ là bom tấn truyền hình!", "Số tiền đầu tư 100 triệu NDT (~320 tỷ đồng) xem ra không uổng chút nào!"...



Khán giả chấp nhận sự đổi mới, nhưng phải theo hướng tích cực

Những chi tiết đổi mới trong phim cũng nhận được "kha khá" phản hồi tích cực. Người xem hồ hởi nhận xét, họ đã rất lo lắng vì sợ rằng tư duy làm phim mới mẻ sẽ ảnh hưởng tới cái "thần" của nguyên tác và bản dựng năm 1986. Tuy nhiên, khi được tận mắt thưởng thức siêu phẩm truyền hình này, khán giả được thở phào nhẹ nhõm bởi những chi tiết biến đổi trong Tân Tây Du Ký không hề quá lố và phản cảm. Tất cả đều khá sát nguyên tác và chỉ được sửa lại với mục đích đem đến những cảnh quay kỹ xảo mãn nhãn nhất dành cho khán giả.



Phật Tổ Như Lai có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong Tân Tây Du Ký

Duy chỉ có việc nhà làm phim đẩy cao vai trò của cõi Phật là bị nhiều lời "xì xầm". Trong bản tiểu thuyết, Ngọc Hoàng Thượng Đế và Thiên đình có quyền lực tối cao. Tuy nhiên Tân Tây Du Ký đã đưa Như Lai Phật Tổ và cõi Tây Phương Cực Lạc lên thành nơi có tầm ảnh hưởng nhất tam giới. Những khán giả yêu tiểu thuyết gốc của Ngô Thừa Ân tỏ ra tiếc nuối vì nhiều chi tiết thú vị và ý nghĩa sẽ bị cắt bỏ khỏi phiên bản truyền hình.






Ngôn ngữ trong Tân Tây Du Ký nhận được nhiều lời khen ngợi

Một điểm sáng nữa của Tân Tây Du Ký chính là lời thoại. Chắc hẳn chưa ai quên rằng, trong "rổ đá" mà Tân Hoàn Châu Cách Cách phải nhận có một "tảng" là do việc sử dụng ngôn ngữ quá "xì -tin". Ngược lại, Tân Tây Du Ký lại được khen nức nở về khoản này. Những lời thoại được sử dụng trong phim đã ít nhiều được sửa đổi theo lối văn nói để gần gũi hơn với khán giả hiện đại. Tuy nhiên, chúng chỉ ở mức chấp nhận được chứ không quá đà dẫn đến phản cảm như Tân Hoàn Châu Cách Cách (hay xa hơn một chút là Tân Tam Quốc).





Lời thoại và khẩu hình của Tôn Ngộ Không không khớp nhau

Tuy nhiên cũng chính vấn đề "lời ăn tiếng nói" trong Tân Tây Du Ký lại khiến khán giả "phật ý". Song, lỗi không nằm ở khâu kịch bản mà lại do đội ngũ kỹ thuật, hậu kỳ. Nhiều người đã tinh mắt nhận ra rằng, trong nhiều cảnh lời thoại và khẩu hình của Tôn Ngộ Không không khớp nhau. Lỗi này có thể do sai sót kỹ thuật hoặc biên tập cẩu thả - một điều không thể chấp nhận được ở một phim kinh phí lớn như Tân Tây Du Ký.








Tân Tây Du Ký có khoảng 200 nhân vật sử dụng mặt nạ hóa trang

Một điểm trừ nặng nề nữa của Tân Tây Du Ký nữa chính là vấn đề hóa trang. Như bạn đã biết,Tân Tây Du Ký coi trọng tuyệt đối khâu tạo hình nhằm gây hiệu ứng hình ảnh tốt cho khán giả. Phim có đến 200 (trên tổng số 389) nhân vật phải sử dụng mặt nạ hóa trang. Chính những chiếc mặt nạ kỳ công này lại là một cản trở lớn cho diễn viên trong việc biểu lộ cảm xúc. Nhiều người phàn nàn: "Những chiếc mặt nạ này vô tình giết chết cảm xúc cần có của diễn viên, gây cho họ không ít thiệt thòi."

Hóa trang cho Tôn Ngộ Không cũng lắm "nhiêu khê"
Một khán giả nhận xét rằng: "Lớp mặt nạ dày khiến Tôn Ngộ Không nhìn như tiêm... botox quá liều. Tạo hình chân thật thì cũng tốt nhưng nếu hóa trang mỏng hơn chút nữa thì sẽ tuyệt hơn nhiều. Tôi khó có thể nhận xét việc Ngô Việt diễn tả cảm xúc nhân vật thế nào vì cái tôi nhìn thấy không phải gương mặt anh ta mà là chiếc mặt nạ silicon cứng nhắc, vô hồn."






Tôn Ngộ Không - Ngô Việt có những động tác võ thuật đẹp mắt

Tuy không thể hiện được gì nhiều trên gương mặt (vì lý do khách quan) nhưng những động tác võ thuật của Ngô Việt lại được đánh giá khá tốt. Xuất thân là diễn viên võ thuật nên nam diễn viên này không gặp nhiều khó khăn trong những pha đánh võ đẹp mắt. Khán giả nhí thì vô cùng "sướng mắt" còn những người trưởng thành từng gắn bó tuổi thơ với Tây Du Ký 1986 cũng phần nào hài lòng. Họ cho biết, tuy Tây Du Ký 1986 đã là huyền thoại khó vượt qua nhưng phiên bản mới này cũng không tồi chút nào.
Tương lai của Tân Tây Du Ký có phần "sáng sủa" nhất
trong Tứ đại danh tác bản remake

Vậy là tương lai của Tân Tây Du Ký phần nào tỏ ra "sáng sủa" hơn so với Tân Hoàn Châu Cách Cách khi có lượng khán giả ủng hộ tương đối lớn. Với những lời nhận xét khả quan từ phía người xem Đại lục, Tân Tây Du Ký có tiềm năng trở thành tác phẩm thành công nhất trong trào lưu remake tác phẩm kinh điển vốn lắm thị phi này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét